Home Blog Gợi ý cách làm chuồng nuôi hươu tiết kiệm mà hiệu quả

Gợi ý cách làm chuồng nuôi hươu tiết kiệm mà hiệu quả

0
Gợi ý cách làm chuồng nuôi hươu tiết kiệm mà hiệu quả

Thời gian vừa qua chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc của bà con về cách làm chuồng nuôi hươu như thế nào tiết kiệm mà hiệu quả.  Vì vậy, trong bài viết sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý hi vọng giúp ích được bà con nông dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu của gia đình mình.

1. Vị trí chuồng nuôi hươu

Bà con cần chọn vị trí chuồng nuôi hươu như sau:

  • Đảm bảo khoảng cách với khu vực sống của cư dân hợp lý, tránh ô nhiễm và tiếng ồn.
  • Kín gió vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Không nằm ở nút giao thông qua lại của nhiều người và những loài động vật khác.
  • Cao ráo, không bị lá rụng, cành rụng thường xuyên vì như vậy sẽ gây tiếng động ảnh hưởng cho đàn vật nuôi.
  • Tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa chỗ đi lại của người, gia súc và chuồng. Tránh làm hươu sợ hãi khi có người hay vật nuôi xuất hiện.

>>>Xem thêm: Máy băm cỏ mini tốt nhất để nuôi hươu

2. Hướng chuồng

Với đặc thù khí hậu gió mùa như ở nước ta thì khi xây dựng chuồng nuôi hươu bà con nên chọn hướng Nam hay Đông Nam để mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, điều hòa được ánh sáng và nhiệt độ cả ngày.

3. Nền chuồng nuôi hươu

Nền chuồng nuôi hươu yêu cầu phải có độ dốc để giúp nước thoát hiệu quả hơn. Ngoài ra, vị trí xây dựng cũng phải cao hơn vùng đất ở xung quanh.

  • Nếu là nền đất nện thì bà con sẽ tiết kiệm được chi phí nhiều hơn. Song, trong một số trường hợp hươu có thể đào, bới gây lồi lõm, tích trữ phân, nước tiểu của hươu gây ô nhiễm chuồng nuôi.
  • Nền gạch được coi là lựa chọn tốt nhất vì nó giúp hươu sinh hoạt dễ dàng, không bị tích nước, mát mẻ vào mùa đông, ấm áp vào mùa hè.
  • Nền gạch có nhược điểm lạnh vào mùa đông và ẩm ướt mùa hè. Nếu thi công mà làm mặt nền bóng thì dễ làm hươu trượt ngã.
  • Nền gỗ được thực hiện ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Yêu cầu gỗ dai, không thấm nước, khi làm gỗ sẽ được ghép từng tấm với nhau. Ở phía dưới nền đất cần được nện kỹ, tránh để chuột có cơ hội làm tổ.

4. Diện tích chuồng nuôi hươu

Để nuôi hươu diện tích ít nhất cần phải đạt 6m2/con, trường hợp điều kiện cho phép bà con có thể làm chuồng rộng hơn. Đối với các con đực đã được chọn làm giống phối với con cái thì chuồng phải rộng hơn để thuận tiện cho việc giao phối. Còn hươu cái từ 5 đến 6m2/con là vừa, tối thiểu là 4m2/con.

5. Vật liệu xây dựng chuồng

Chuồng trại nuôi hươu chủ yếu được làm từ gỗ. Ngoài việc dùng làm ô chuồng, cột, món thì những kết cấu như cột, xà làm gỗ cũng được coi là lựa chọn tốt nhất. Kích thước cột yêu cầu từ 120-150 mm: 120x120mm hoặc 150x150mm, róng phải có tiết diện từ 100 x 50mm hoặc 100x60mm.

Đối với cửa chuồng không nên làm róng dọc. Róng dưới cùng chuồng được thay bằng thành giằng to hơn hay còn gọi là thanh đà. Khoảng cách tính từ mặt nền đến mép dưới của thanh giằng không quá 50mm để tránh hươu chui ra ngoài. Mái chuồng có thể làm bằng tre hay gỗ, dùng tôn hay ngói để lợp.

Với cách làm chuồng nuôi hươu này bà con sẽ tiện lợi cho việc chăm sóc, mang lại hiệu quả chăn nuôi hơn. Còn thắc mắc gì, bà con hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here