Home Tin tức Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm

Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm

0
Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm

Hiện nay, ngày càng nhiều trường học, công ty, văn phòng,… được mở ra. Từ đó, nhu cầu về văn phòng phẩm cũng ngày càng tăng cao. Do vậy, bạn có ý tưởng và ấp ủ suy nghĩ sẽ mở một cửa hàng văn phòng phẩm cho riêng mình. Tuy nhiên, bạn lại chưa biết bắt đầu từ đâu và vận hành cửa hàng ra sao. Vậy hãy tham khảo ngay bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm mang lại nhiều lợi nhuận.  

1. Lên ý tưởng mở cửa hàng văn phòng phẩm 

mở của hàng văn phòng phẩm hình 1

Việc cần làm đầu tiên trước khi bắt tay vào kinh doanh là lên ý tưởng kinh doanh. Đây là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh sau này. 

Khi lên ý tưởng kinh doanh, bạn cần xây dựng định hướng, cần có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể để công việc kinh doanh đạt hiệu quả nhất. 

Một số ý tưởng mở cửa hàng văn phòng phẩm có triển vọng phát triển là: một hiệu sách nhỏ kết hợp với đồ dùng văn phòng phẩm, một tổ hợp văn phòng kết hợp với hàng tiêu dùng thiết yếu, văn phòng phẩm kết hợp khu giải trí,..v..v.. Tùy vào nguồn vốn, niềm yêu thích và khả năng của mỗi người mà có ý tưởng kinh doanh phù hợp.

2. Lên kế hoạch mở cửa hàng văn phòng phẩm

mở của hàng văn phòng phẩm hình 2

Để duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài và để đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi thì bạn cần xây dựng 1 bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng. Cần liệt kê cụ thể các công việc cần thực hiện để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và hạn chế được những rủi ro. Một số công việc cần làm khi bắt tay vào công việc kinh doanh là: 

  • Nghiên cứu thị trường
  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh 
  • Xác định nguồn vốn
  • Tìm kiếm, tham khảo và lựa chọn nguồn hàng
  • Lên kế hoạch chi tiêu cụ thể 
  • Quản lý cửa hàng
  • Tiếp thị, quảng cáo.

3. Nghiên cứu thị trường

mở của hàng văn phòng phẩm hình 3

Nhu cầu học tập, sử dụng các đồ dùng văn phòng có xu hướng ngày càng tăng lên. Bởi vậy, trước khi quyết định thuê địa điểm kinh doanh bạn cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong khu vực đó. Bạn có thể sử dụng cách phỏng vấn trực tiếp hay các bảng hỏi để khảo sát, nghiên cứu thị trường. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro trong kinh doanh, tránh trường hợp cửa hàng của bạn nằm lọt thỏm trong các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm lớn khác.

4. Tìm kiếm và lựa chọn địa điểm

mở của hàng văn phòng phẩm hình 4

Khi kinh doanh, việc lựa chọn địa điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bạn.

Bạn cần chọn những địa điểm đắc địa, gần với trường học, công ty, các văn phòng lớn,..v…v..

Đây là những địa điểm lý tưởng để mở một cửa hàng văn phòng phẩm. 

Tuy nhiên, nếu khách hàng tiềm năng của bạn không phải là những khách lẻ mà là các cơ quan, trường học thì bạn không cần quá chú trọng việc lựa chọn địa điểm kinh doanh.

Ngoài vị trí mặt bằng, bạn còn cần quan tâm đến diện tích, không gian của cửa hàng. Thông thường, một cửa hàng văn phòng phẩm cần rất nhiều đồ như sổ sách, giấy bìa, hồ sơ, mực bút, kệ nhựa,… Do đó, khi thuê địa điểm, bạn cần chọn những nơi có diện tích khoảng từ 70 đến 100 mét vuông.

>> Bài viết nổi bật: 

5. Chuẩn bị vốn, chi phí

mở của hàng văn phòng phẩm hình 5

Nguồn vốn ban đầu bạn cần chuẩn bị khi có ý định kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm là khoảng từ 70-100 triệu. Với nguồn vốn này, bạn cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để đầu tư cho những công việc sau: 

  • Chi phí thuê mặt bằng 
  • Đầu tư bàn ghế, tủ kệ
  • Chi phí mua sắm các thiết bị, công cụ, dụng cụ
  • Vốn nhập hàng
  • Chi phí nhân công, quản lý cửa hàng
  • Nguồn vốn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, quy mô cửa hàng của mỗi người. Khi chuẩn bị nguồn vốn, bạn cần dự phòng cho mình số tiền của 3 tháng đầu tiên kinh doanh để đề phòng các rủi ro gặp phải.

6. Tìm nguồn hàng văn phòng phẩm

mở của hàng văn phòng phẩm hình 6

Mở cửa hàng văn phòng phẩm cần rất nhiều các loại mặt hàng như sách vở, bút, mực, máy tính, hồ sơ,… Bạn có thể tham khảo một số hãng máy tính, vở bút chất lượng như máy tính Casio, bút Thiên Long, vở Campus, vở Hải Tiến, văn phòng phẩm Deli,…  

Bạn có thể nhập hàng từ những thương hiệu lớn với mức giá sỉ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản chi phí tương đối cho việc nhập hàng. Khi nhập hàng, bạn nên phân chia các sản phẩm khác nhau để nhập theo số lượng: 50% sách giáo khoa, sách tham khảo, 7% đồ dùng học sinh, 8% hồ sơ và đồ dùng văn phòng; 20% quà lưu niệm, 15% đồ chơi trẻ em,…

7. Trang trí cửa hàng

mở của hàng văn phòng phẩm hình 7

Bạn nên sắm sửa các loại tủ trưng bày với kích thước, kiểu dáng khác nhau để trưng bày các sản phẩm hàng, đảm bảo cho khách hàng dễ thấy, dễ lấy và dễ mua. 

Bạn hãy phân chia không gian thành các khu vực khác nhau, mỗi khu vực sẽ trưng bày những sản phẩm khác nhau để dễ dàng tìm kiếm. Điều này không những giúp không gian bài trí trở nên khoa học mà còn giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát, quản lý các sản phẩm của cửa hàng.

8. Quản lý cửa hàng văn phòng phẩm

mở của hàng văn phòng phẩm hình 8

Quản lý cửa hàng một cách khoa học bằng cách sắp xếp các sản phẩm bày bán một cách hợp lý, luôn kiểm soát các mặt hàng đã nhập để đảm bảo không xảy ra tình trạng thất thoát.  

Bạn cũng nên sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng để việc quản lý trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Phần mềm quản lý sẽ giúp bạn nắm bắt được việc bán hàng, hàng tồn kho, việc nhập hàng hiệu quả, chính xác.

9. Quản lý nhân sự

mở của hàng văn phòng phẩm hình 9

Với những cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô chưa lớn thì bạn chỉ nên thuê từ 1-2 nhân viên. Khi tuyển nhân viên, bạn cần chọn những người chuyên nghiệp, cởi mở, có ý thức trách nhiệm cao, biết lắng nghe, tư vấn để việc kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Bạn có thể dễ dàng quản lý nhân viên của mình thông qua hệ thống camera và qua phần mềm quản lý cửa hàng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm mang lại lợi nhuận cao. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phục vụ cho việc kinh doanh. Chúc bạn thành công! 
 

>> Có thể bạn quan tâm: Tôi muốn mở đại lý sơn thì cần bao nhiêu vốn ?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here