Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

Trong số những hồ sơ mà doanh nghiệp cần nộp định kỳ cho cơ quan thuế, báo cáo tài chính năm là một hồ sơ không thể thiếu. Nhiều kế toán do phải đảm đương nhiều công việc cùng lúc như thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng, tính và kê khai thuế, nộp thuế qua mạng,… mà làm lơ là báo cáo tài chính dẫn đến việc nộp chậm và doanh nghiệp bị xử phạt. Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cũng như mức phạt khi nộp chậm báo cáo sẽ được đề cập sau đây để kế toán có thể lưu ý, tránh xảy ra sai sót.

Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

– Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Còn các trường hợp là đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

báo cáo tài chính

Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính được quy định tại Điều 10 Nghị định 105/2013/NĐ-CP

1. Mức phạt tiền sẽ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– DN không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

– Doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; trình bày không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;

– Thực hiện nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;

– Có hành vi công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung gồm: Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác; tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của người lao động;

– Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.

2. Mức xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– DN tiến hành nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

– DN có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

– DN hoặc kế toán giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

– DN có hành động thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

– Có hành vi cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận các thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

– Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

– Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

– DN không đính kèm báo cáo kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán. 

Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán hàng và thủ tục mua hóa đơn

Trường hợp nào cần lập biên bản hủy hóa đơn điện tử?

3. Hình thức xử phạt bổ sung

– Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng vi phạm quy định.

– Tịch thu báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định.

Trên đây là những quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cũng như mức phạt khi nộp chậm. Hy vọng doanh nghiệp có thể dựa trên thông tin được cung cấp để thực hiện nộp sớm hơn thời gian quy định và không bị xử phạt.

Bài viết liên quan

Bình luận

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Tin tức