Cá tầm là một trong những loại cá được ưa chuộng trong các nhà hàng vì thịt thơm ngon, xương mềm. Do vậy, nuôi cá tầm đang được nhân rộng ra khắp cả nước. Bài viết dưới đây xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá tầm ở Việt Nam để bà con nắm được.
Bật mí kỹ thuật nuôi cá tầm ở Việt Nam không phải ai cũng biết
>>>Tham khảo thêm: Cách chế tạo máy cho cá ăn.
Lựa chọn vị trí đặt lồng nuôi cá tầm
Cá tầm thường được nuôi trong lồng bè và đặt nổi trên sông suối, ao hồ. Bà con nên lựa chọn những khu vực có dòng chảy nhẹ, không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Nguồn nước sạch, ít ô nhiễm và có mức nước sâu trên 10 mét. Môi trường nước cần đảm bảo có nhiệt độ ổn định, dao động từ 16 – 28 độ là phù hợp nhất.
Khi chuẩn bị lồng bè nuôi cá tầm, bà con có thể cân nhắc lồng nuôi dạng hình tròn hoặc hình vuông đều được. Các bộ phận cấu thành lên lồng bè bao gồm: khung lồng, lưới lồng, neo giữ, phao nổi và nhà quản lý lồng bè.
Chọn và thả cá tầm giống
Cá tầm giống cần mua tại các cơ sở cung cấp giống có uy tín và nên chọn đàn cá có kích cỡ đồng đều. Mật độ thả cá giống dao động ở mức 15 – 25 con/mét vuông là hợp lý. Thời điểm thả cá phù hợp nhất vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cá bà con cần tiến hành tắm cá bằng nước muối pha loãng rồi mới chuyển cá ngâm trong môi trường nước nuôi để cá thích nghi từ từ.
Thức ăn và cách cho cá tầm ăn
Đa phần các hộ gia đình nuôi cá tầm bằng thức ăn công nghiệp do đặc thù nuôi trong lồng bè. Trong 2 tháng đầu tiên cho cá ăn với lượng từ 5 – 7% kích cỡ cơ thể cá. Từ tháng tiếp theo trở đi chỉ cần cho cá ăn với lượng từ 3 – 5% trọng lượng cá là được.
Nên sử dụng cám viên dạng chìm để cho cá ăn do cá tầm là loài động vật kiếm ăn ở tần đáy. Độ đạm trong thức ăn cần duy trì ở mức trên 35%. Nên chia số lượng bữa ăn ra thành 4 lần và cho ăn từng chút một, tránh lãng phí thức ăn và làm bẩn nguồn nước.
Chăm sóc và quản lý lồng bè nuôi cá tầm
Hàng ngày cần phải quan sát hoạt động của cá trong lồng nuôi. Nếu cá bơi nhanh, màu sắc bình thường tức là cá khỏe. Nếu cá bơi bất thường, bơi chậm, lờ đờ và có màu nhợt nhạt tức là cá yếu, cần theo dõi kĩ và phát hiện sự cố để giải quyết và xử lý kịp thời.
Định kì vệ sinh lồng nuôi 1 tháng/lần. Loại bỏ rác thải bên trong lồng nuôi và đảm bảo lồng nuôi được neo đậu an toàn khi mưa to, gió lớn và lũ về.
Thu hoạch cá tầm
Sau khoảng 1 năm nuôi cá, bà con có thể tiến hành thu hoạch khi cá tầm đạt kích cỡ từ 1,8 kg/con trở lên.
Với kỹ thuật nuôi cá tầm ở Việt Nam vừa chia sẻ trên đây, chúc bà con nắm vững các thông tin, kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế để chăn nuôi thành công và thu hoạch được đàn cá năng suất cao, bán được giá.