Sáo bầu có kết cấu đơn giản cũng như dễ thổi hơn so với một số loại nhạc cụ khác. Chính vì vậy, nếu như bạn tìm mọi cách mà vẫn chưa thể học thổi với cây sáo bầu thì rất có thể bạn đã mắc phải những lỗi cơ bản mà mọi người mắc phải khi thổi sáo bầu.
Một trong những loại nhạc cụ đơn giản mà mọi người vẫn hay nhắc đến là cây sáo bầu bởi cây sáo này có kết cấu không quá phức tạp và cách sử dụng cũng không cầu kỳ.
Muốn thổi được cây sáo bầu thành thục thì bạn phải dành một chút thời gian để tập luyện mỗi ngày. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những lỗi cơ bản mà bạn có thể đã mắc phải khi học thổi đàn bầu và hãy dựa vào đó để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.
Tìm hiểu các nốt trên cây sáo bầu
Cấu tạo của cây sáo bầu gồm có 7 nốt và người ta sử dụng những nốt này để di chuyển nhẹ nhàng trong từng nốt nhạc.
Những ai thuận tay trái hoặc tay phải thì đặt những ngón tay đó xuống phía dưới.
Hãy cùng tìm hiểu qua về âm vực nhé
- Nốt rê 2 là âm vực thấp nhất trong các nốt của cây đàn bầu.
- Các nốt được thiết kế trên cây sáo bầu sẽ được bịt kín lại và người dùng lấy hơi thật sâu sau đó thổi nhẹ thì ra được nốt là và ngược lại lấy hơi thổi mạnh hơn ta được nốt đô.
- Người chơi bịt kín 6 ngón tay lại thì tiếp tục phát ra âm thanh của nốt rê.
- Tương tự như vậy với việc bịt kín 5 ngón là nốt mi, 4 ngón là nốt fa, 3 ngón là nốt sol, 2 ngón sẽ phát ra nốt la và cuối cùng bịt một ngón tay ta đã được nốt rê2.
Trước khi học sáo thì bạn cần nắm rõ những nốt này nhé.
Những Lỗi Thường Gặp Khi Thổi Sáo Bầu
Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số lỗi cơ bản khi học thổi sáo bầu mà đa phần chúng ta từng mắc phải ít nhất một lần.
Lỗi chỉ thổi ra một âm
Những người mới bắt đầu học thổi sáo bầu thường rất khó khăn trong việc lấy hơi sao cho hiệu quả cũng như làm thế nào để không bị hụt hơi.
Khi hơi thở không đủ đều hoặc đủ mạnh bạn thường hay bị hụt hơi khi thổi sáo nên không thể phát ra những âm thanh như ý muốn.
Chính vì vậy điều quan trọng đầu tiên là bạn phải học cách lấy hơi thật sâu cũng như hơi thở thật đều để phát ra những âm thanh chuẩn nhất.
Không thổi được nốt Là
Rất nhiều người không biết cách làm thế nào để thổi ra nốt Là do thói quen chưa biết điều chỉnh hơi thở. Chính vì vậy khi thổi sáo các bạn chú ý vào độ ngân, rung của hơi thở một cách nhẹ nhàng.
Bị tắc nốt Rê 2
Tắc nốt rê là do có nhiều người có thói quen thổi mạnh nên khi thổi sẽ không phát ra tiếng hoặc nghe những tiếng rè rè khá chát tai.
Hy vọng với việc biết được những lỗi cơ bản trên đây các bạn sẽ tự khắc phục được và nâng cao kỹ năng thổi sáo bầu của mình.
>> Xem thêm: