Home Tin tức Các nguyên nhân khiến tai nghe bị hỏng

Các nguyên nhân khiến tai nghe bị hỏng

0
Các nguyên nhân khiến tai nghe bị hỏng

Mọi chiếc tai nghe dù là nhỏ hay to thì cấu tại bên trong đều rất phức tạp với hàng tá linh kiện nhỏ và dây dợ lằng nhằng. Chính vì thế mà tai nghe rất dễ hỏng dù chỉ sau một vài va đập nhỏ. Dưới đây là những lý do khiến cho tai nghe dễ bị hỏng nhất mà mình tổng hợp lại để bạn có thể chú ý đảm bảo an toàn cho chiếc tai nghe mới mua:

  • Dẫm lên dây: Đây là lỗi thường gặp nhất vì đa số các tai nghe có dây thì độ dài dây đều khá dài, từ 1,8 m lên đến vài mét. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn sẽ có lúc bạn để dây nằm trên sàn nhà, trên giường… thay vì cuộn nó lại và vô tình dẫm chân lên, hoặc nằm đè lên dây tai nghe. Tệ hơn nữa, nếu bạn sử dụng khi ngồi ghế thì có thể chân ghế vô tình đè lên sợi dây mỏng manh này. Việc đè lên dây sẽ gây lực mạnh tác động lên dây điện bên trong và dẫn đến tai nghe bị điếc 1 bên thậm chí là cả 2 bên
  • Thắt dây tai nghe: Có nhiều người nghĩ là dây dài quá thì nên thắt lại cho khỏi vướng víu mà cũng không sợ đạp lên dây. Tuy nhiên việc thu gọn tai nghe với việc buộc dây lại là hoàn toàn khác nhau nhé. Tốt nhất là nên cuộn dây tròn rồi dùng một sợi dây mềm buộc lại, không nên thắt dây tai nghe vào.Bởi những “thủ thuật” thắt dây như trên thường bảo bạn phải cuộn nhiều vòng dây với những nút thắt tương đối chặt, vô tình sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của các sợi dây bên trong
  • Không dùng túi bảo vệ: Đừng bao giờ ném chiếc tai nghe của bạn vào túi xách, balo, ví, hay bất kỳ thứ gì bạn dùng để đựng đồ mà không có túi bảo vệ. Bởi dù bạn cẩn thận đến mức nào thì trên đường đi, đồ đạc trong túi cũng sẽ rối tung lên, khiến dây tai nghe bị kéo, vặn, xoắn, đè… hoặc bất kì tình huống xấu nào bạn có thể nghĩ đến.

Chưa kể đến việc nếu bạn còn đang cắm tai nghe vào điện thoại thì những va chạm kia có thể làm hỏng điểm kết nối.Do đó, bạn nên cho tai nghe vào túi bảo vệ mỗi khi có thể. Nếu tai nghe có dây tháo rời được thì bạn nên cho cả dây cả tai nghe vào túi. Bạn có thể mua các loại túi cứng nếu dư dả, còn nếu túi tiền không cho phép thì bạn cũng nên đầu tư một chiếc túi mềm, có còn hơn không.

  • Kéo dây thay vì kéo đầu cắm lúc rút tai nghe ra khỏi jack cắm: khi bạn cầm thân dây để rút tai nghe ra khỏi jack cắm, bạn còn vô tình tạo thêm một áp lực “nho nhỏ” nữa lên điểm tiếp xúc giữa dây và đầu cắm. Nếu thói quen này tiếp diễn, không sớm thì muộn dây cũng sẽ bị tách rời khỏi đầu cắm.

Đối với các loại tai nghe nhét tai, việc kéo dây như vậy còn gây ra một tình huống là làm đứt dây một bên tai nghe, do đó đừng ngạc nhiên nếu một sáng thức dậy bạn chỉ còn nghe được một bên tai nhé.

  • Sử dụng tai nghe trong môi trường ẩm và mồ hôi: Bạn nên ghi nhớ điều tối quan trọng khi sử dụng thiết bị điện tử là: đồ điện tử và nước không bao giờ đi chung với nhau.

Mồ hôi cũng vậy, nếu bạn nghe nhạc trong khi tập luyện. Bạn có thể đeo băng đầu để hạn chế mồ hôi, nhưng tốt nhất là hãy tháo tai nghe ra khi tập luyện, hoặc “tậu” ngay một cặp tai nghe thiết kế dành riêng cho thể thao. Chất lượng âm thanh của loại tai nghe này có thể không phải là đỉnh nhất, nhưng nó chống mồ hôi, do đó bạn sẽ không phải “lăn tăn” gì cả.

Nghe thì những lỗi này đều là lỗi đơn giản nhưng để tạo được phản xạ, thói quan bảo vệ tai nghe là vô cùng khó. Nhiều khi anh em chơi game hay nghe nhạc, đột nhiên có công việc thì chắc chắn sẽ không thể nhớ ra được việc phải cất gọn tai nghe đi.Chính vì vậy, nếu nhớ được cái gì thì anh em nên cố nhớ để có thể bảo vệ, duy trì độ bền của tai nghe lâu dài.

Xem thêm:

Best 300 dollar headphones

– Dịch vụ sửa tai nghe bị điếc 1 bên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here