Khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non bạn phải hết sức lưu ý, bởi đây là độ tuổi rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ vấn đề này. Dưới đây là một số lưu ý khi hướng dẫn kỹ năng sống cho bé bạn cần nắm chắc.
1. Những đặc điểm phát triển của trẻ mầm non
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thành công thì bạn phải nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ. Với mỗi độ tuổi khác nhau, sự tiếp thu kiến thức cũng như sự nhạy cảm sẽ không giống nhau.
Với những trẻ lên 3 tuổi thì bé sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với thế giời bên ngoài và trưởng thành hơn rất nhiều so với giai đoạn trước rõ rệt. Trẻ ở độ tuổi này sẽ nhận thức được có sự thay đổi về thời gian, cũng như phân biệt được những đồ vật thật giả.
Do đó, ở độ tuổi này bé sẽ có những sự tò mò với thế giới xung quanh và bắt đầu đặt ra những câu hỏi.
Trong độ tuổi này, tính của bé cũng sẽ bớt bướng hơn trước và sẽ tập trung cao khi bị thu hút bởi một cái gì đó. Vì vậy, bạn hãy hướng cho bé những kỹ năng sống cơ bản như sự lễ phép, phụ giúp bố mẹ, biết yêu thương mọi người và những nguy hiểm có thể gây thương tích cho bé,…
2. Những lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Trước 3 tuổi thì nhận thức của bé và hành vi sẽ giống như tờ giấy trắng. Vì vậy, đây là giai đoạn để bạn hướng dẫn kỹ năng cho trẻ tốt nhất, những gì bạn dạy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
Chúng ta không phải dạy bé những cái gì quá cao siêu, xa xôi mà hãy bắt đầu từ những hàng động, lời nói nhỏ nhặt nhất. Bạn hướng dẫn cho bé cách thích nghi và biết thể hiện bản thân tự tin hơn.
Ở độ tuổi này, bạn hãy hướng dẫn bé kỹ năng tự phục vụ bản thân như sắp xếp chăn gối, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, tự mặc quần áo…để khi bố mẹ vắng nhà, bé có thể tự chăm sóc bản thân. Và điều này sẽ giúp bé tự lập hơn, tránh ỷ lạ và lười biếng về sau này.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng rất quan trọng, bạn sẽ dạy bé cách nhận diện các mối nguy hiểm như khi tham gia giao thông, phân biệt đồ vật thật giả, an toàn về điện và bảo vệ bản thân không bị xâm hại.
Kỹ năng giao tiếp: có câu “trẻ lên 3 cả nhà học nói” vì vậy người lớn chính là tấm gương cho trẻ noi theo về cả hành động lẫn lời ăn tiếng nói. Bạn hãy dạy bé phép lịch sự cơ bản nhất như vâng lời, lễ phép với người lớn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi,…
Bên cạnh đó, sự tự tin thể hiện bản thân trước đông người cũng là yếu tố giúp trẻ hòa đồng với thế giới xung quah. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ khi trưởng thành.
Bạn hãy khuyến khích bé thể hiện sự tự tin khi múa, hát,… trước mặt đông người để bé quen và phát huy tài năng.
Với những lưu ý về các kỹ năng sống cho trẻ mầm non như trên, hy vóng ẽ giúp các bậc phụ huynh nắm bắt được rõ nét hơn. Từ đó, áp dụng cách dạy con phù hợp với tứng lứa tuổi.