Home Blog Hướng dẫn cách đổ dầm bê tông đúng yêu cầu kỹ thuật

Hướng dẫn cách đổ dầm bê tông đúng yêu cầu kỹ thuật

0
Hướng dẫn cách đổ dầm bê tông đúng yêu cầu kỹ thuật

Để hoàn thiện một công trình đạt sự hoàn hảo thì phải đảm bảo nhiều yếu tố gộp thành từ thiết kế, chọn vật liệu tới thi công. Mọi giai đoạn đều được chủ đầu tư chú trọng và tìm hiểu. Sau đây là hướng dẫn cách đổ dầm bê tông, hãy thâm hảo để thực hiện đúng, đủ hay quản lý tốt toàn bộ quy trình này nhé. 

Kiểm tra cốt pha và cốt thép trước khi đổ bê tông 

Cốp pha là thiết bị quan trọng trong quá trình thi công. Nó góp phần quyết định đến chất lượng công trình. Trước khi thực hiện đổ bê tông thì cần đảm bảo cốp pha phải đạt tiêu chuẩn như không bị cong vênh biến dạng, kín khít nhất để chống bị mất nước khi đổ dầm bê tông. 

Việc đo đạc vị trí đặt cốt pha cũng phải cẩn thận và chính xác. 

Cốp pha dầm: yêu cầu thành của thiết bị này phải thẳng, không bị cong vênh, kiểm tra cao độ đáy dầm. 

Đối với cốt thép thì cần phải chọn đúng chủng loại theo quy định trong ngành xây dựng. Tiếp theo là đặt đúng vị trí, số lượng và buộc thép theo thiết kế. Trước khi sử dụng cần làm sạch và đánh rỉ thép. 

Công tác chuẩn bị để tiến hành quy trình đổ dầm bê tông 

Để có được một công trình hoàn hảo thì chủ đầu tư cần chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ về mọi mặt từ bản thiết kế đến quá trình thi công. Trước khi đổ bê tông, hãy lưu ý một số vấn đề và chuẩn bị các công tác như sau: 

  • Tính toán vật liệu xây dựng đủ và nhân lực cần thiết để không thiếu cũng không thừa gây lãng phí, máy móc cũng cần đảm bảo hoạt động tốt để quy trình đổ bê tông suôn sẻ nhất. 
  • Tính toán trước thời gian đổ bê tông 
  • Tính toán đặc điểm của mặt bằng để đưa ra phương án khả thi nhất 
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình bê tông 
  • Vệ sinh cốp pha và các thiết bị khác. Dội nước để làm sạch cốp pha, cốt thép. 

Cách đổ dầm bê tông đúng kỹ thuật 

Đối với các công trình nhà dân dụng thì diện tích chỉ vừa phải, chiều cao dầm thường nhỏ hơn 50cm, vậy nên người ta sẽ tiến hành đổ bê tông dầm cùng với việc đổ bê tông bản sàn. Điều này giúp thúc đẩy tiến độ thi công. Những trường hợp đặc biệt có chiều cao dầm trên 80 cm thì sẽ đổ dầm bê tông riêng với bản sàn. Với loại dầm này, người ta sẽ không đổ theo lớp trải dài suốt bề mặt mà sẽ chọn phương án đổ bậc thang từng đoạn một khoảng 1m, khi đạt tới cao độ dầm sẽ đổ đoạn kế tiếp. 

Cần chú ý độ cao từ cột cách mặt đáy dầm khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột cách nhau 3 – 5cm. Sau đó công nhân sẽ ngừng lại từ 1 đến 2 giờ để bê tông đạt đủ thời gian co ngót rồi mới tiến hành đổ tiếp dầm và bản sàn. 

Nếu quá trình thi công chỉ có một số ít nhân lực với cách làm thủ công thì công việc đổ dầm sàn bê tông sẽ tách ra làm 2 giai đoạn: đầu tiên đổ cột trước rồi mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện giai đoạn tiếp theo. 

Các lưu ý trong thực tế khi đổ dầm bê tông 

  • An toàn là điều cần đề cao nhất: dù trong mọi trường hợp đều chú ý đặt yếu tố này lên hàng đầu 
  • Nếu vữa bê tông đã trộn được khoảng 1h30 phút mà chưa thực hiện công đoạn đổ vào khuôn thì cần trộn loại và không cần phải thêm nước vào vì dù ngót nước nhưng chất lượng không hề giảm chút nào. Nếu thêm nước thì vữa sẽ bị nhão ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông thành phẩm. 

Qua bài viết này Nexsuns đã hướng dẫn cách đổ dầm bê tông. Hy vọng bạn có thể thực hiện được quy trình này một cách đầy đủ và chính xác nhất. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here