Thẩm định giá là quá trình đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản xem nó có phù hợp với nền thị trường tại một địa điểm nhất định. Thời điểm nhất định này có thể tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế. Như vậy có thể nói, những thẩm định giá viên có vai trò quan trọng và thiết thực trong nền kinh tế hiện nay. Họ giúp phản ánh đúng về mối tương quan giữa giá trị vật chất, chất lượng so với giá tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hoặc đầu tư cho sản phẩm. Có lẽ vì thế mà đã tồn tại những trường hợp vi phạm khi thẩm định giá viên nhận tiền “đút lót” để làm sai lệch kết quả thẩm định. Những sai phạm này đòi hỏi cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc và đưa ra những chế tài pháp luật nghiêm khắc. Và đó chính là những điều được quy định tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP về giá, phí, lệ phí và hóa đơn.
Nội dung về xử phạt các vi phạm trong thẩm định giá đã được quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, nhưng phải đến Nghị định 49/2016/NĐ-CP thì các quy định này mới có thể bao quát và tổng hợp hết tất cả các sai phạm đồng thời áp dụng thêm nhiều chế tài pháp lý có tính răn đe hơn. Cụ thể:
Nếu như tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định các cá nhân, tổ chức buộc phải nộp số tiền do sử dụng không đúng quỹ vào quỹ bình ổn giá; số tiền có được do hành vi vi phạm nộp ngân sách nhà nước; đồng thời, phải trả lại khách hàng số tiền chênh lệch do giá bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra… thì tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP đã quy định sửa đổi để bịt các lỗ hổng còn tồn tại của Nghị định 109/2013/NĐ-CP. Theo đó, không chỉ có hành vi sử dụng không đúng quỹ bình ổn giá bị điều chỉnh mà còn những hành vi khác cũng sẽ bị buộc phải nộp trả lại quỹ bình ổn giá.
Nếu như tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP chỉ quy định phạt từ 30.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi trích lập và sử dụng không đúng quỹ bình ổn giá, thì tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP đã điều chỉnh thêm các hành vi khác như: kết chuyển và hạch toán quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá.
Chưa dừng lại ở đó, nếu như tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP chỉ quy định phạt từ 40.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng đối với các hành vi không trích lập quỹ bình ổn giá, thì tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP đã điều chỉnh thêm hành vi không kết toán quỹ bình ổn giá. Điều 8 của Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng đã được sửa đổi tương tự tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP để điều chỉnh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giá.
So sánh giữa hai Nghị định của Chính phủ, bạn đọc hoàn toàn có thể thấy Nghị định 49/2016/NĐ-CP có tính răn đe, cập nhật, phù hợp và bao quát hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, Nghị định 49/2016/NĐ-CP chính là tiền đề để xây dựng hành lang pháp lý cho hóa đơn điện tử tại Nghị định 119 hay Thông tư 68,…
https://congdongmang.net/tim-hieu-cac-tinh-nang-chinh-cua-phan-mem-itaxviewer/