Do chúng ta không thể điều trị tận gốc bệnh tăng nhãn áp nên khoa mắt chính là địa điểm tin tưởng để bạn có thể thăm khám và lấy chỉ định điều trị. Bài viết dưới đây sẽ phân chia các loại tăng nhãn áp, nguyên nhân, dấu hiệu và các cách phòng chống tăng nhãn áp.
Mục lục
I. Bệnh tăng nhãn áp có mấy loại
1. Kiểu bệnh góc mở
Từ góc giữa mống mắt và giác mạc mà dịch tràn ra quá chậm thì mắt sẽ bị tăng nhãn áp góc mở. Nếu không được điều trị, chất lỏng tích tụ dần khiến nội nhãn (IOP) tăng áp lực. Điều này làm cho thần kinh thị giác rất dễ bị tổn thương, thậm chí gây mù lòa. Khi mắt sản sinh ra chất lỏng dư thừa thì cũng có thể xảy ra sự tích tụ chất lỏng.
Xem thêm: Lẹo mắt
2. Kiểu bệnh góc đóng
Khi góc thoát nước bị tắc nghẽn vì một phần của mống mắt sẽ khiến mắt bị tăng nhãn áp góc đóng. Mắt bị mờ và đau nghiêm trọng, đầu bị nhức, cơ thể buồn nôn chính là các triệu chứng của bệnh này. Chúng thường phát triển dần dần, không rõ ràng nên rất khó để phát hiện từ sớm. Do đó, để ngăn ngừa bị mất thị lực vĩnh viễn, bệnh nhân cần sự chăm sóc y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Hình ảnh minh họa bệnh tăng nhãn áp
3. Các loại khác
Ngoài 2 kiểu bệnh phổ biến trên thì bệnh tăng nhãn áp còn các loại sau:
-
Do bẩm sinh (những năm đầu đời trẻ sẽ gặp).
-
Thứ cấp (Tăng nhãn áp thứ cấp sẽ xuất hiện khi bạn bị cả kiểu mở, kiểu đóng và các bệnh như tiểu đường, mắt chấn thương,…).
II. Bệnh tăng nhãn áp xuất phát từ đâu
Chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp được những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tăng nhãn áp:
-
Cha mẹ di truyền sang con cái.
-
Mắt gặp các tác động hóa học hoặc chấn thương.
-
Mắt bị nhiễm trùng ở mức nghiêm trọng, viêm.
-
Bên trong mắt, các mạch máu bị chặn.
-
Biến chứng sau khi bạn phẫu thuật điều trị 1 bệnh về mắt khác.
Ảnh hưởng nặng hơn sẽ đến với một bên mắt
III. Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng nhãn áp
1. Loại góc mở
-
Cả hai mắt bị mất tầm nhìn ở trung tâm hoặc 1 bên mắt bị mất thị lực (ngoại vi).
-
Xung quanh như thế nào bạn không thể nhìn thấy mà tầm nhìn chỉ ở phía trước (tầm nhìn hình ống).
2. Loại góc đóng và cấp tính
-
Đầu bị đau dữ dội.
-
Mắt bị mờ đi hoặc đau.
-
Bạn có cảm giác muốn ói mửa và buồn nôn.
-
Mắt bị đỏ.
Hãy khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm
Cuối cùng, bệnh tăng nhãn áp sẽ gây mù nếu không được điều trị. Thậm chí ít nhất một mắt trong vòng 20 năm sẽ bị mất thị lực với khoảng 15% những người mắc bệnh mà đã được điều trị.
IV. Làm sao để phòng tránh bệnh tăng nhãn áp
-
Việc quan trọng nhất chính là đi khám mắt định kỳ để bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường kịp thời.
-
Do bệnh tăng nhãn áp có xu hướng di truyền nên bạn hãy tìm hiểu về lịch sử sức khỏe mắt của gia đình. Bạn sẽ cần sàng lọc thường xuyên hơn khi người thân có tiền sử của bệnh tăng nhãn áp.
-
Tập thể dục cho cơ thể và cho cả mắt để giúp mắt được thư giãn hơn.
-
Hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt chống tăng nhãn áp, chống khô mắt theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc nhỏ mắt Luvis
Dung dịch nhỏ mắt Luvis được đánh giá rất cao và được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi chúng hoàn toàn lành tính, an toàn, không chứa chất bảo quản. Sản phẩm chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc bảo vệ mắt.
-
Kính giống như 1 người bạn mà ai cũng nên có. Khi đi ra ngoài đường nắng, bụi thì bạn nên sử dụng kính râm. Làm việc trong môi trường độc hại, bụi bẩn thì bạn hãy dùng kính bảo hộ.
Trên đây là thông tin của chúng tôi về bệnh tăng nhãn áp. Hi vọng lượng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích quý vị thật nhiều trong cuộc sống. Mỗi chúng ta hãy đến khoa mắt khám ngay nếu để ý thấy các dấu hiệu của bệnh nhé!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Mách bạn cách tẩy trắng răng hiệu quả tại nhà đơn giản nhất