Home Tin tức Dăm gỗ xuất khẩu tại Việt Nam, thị trường đầy tiềm năng

Dăm gỗ xuất khẩu tại Việt Nam, thị trường đầy tiềm năng

0
Dăm gỗ xuất khẩu tại Việt Nam, thị trường đầy tiềm năng

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, nước ta đang là quốc gia có số lượng dăm gỗ xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trên thế giới. Nhưng khi xuất khẩu nguyên liệu này sang thị trường quốc tế cũng đã gây ra khá nhiều những vướng mắc.

Dăm gỗ xuất khẩu thị trường tiềm năng

Trong khoảng hơn 1 thập kỷ, số lượng dăm gỗ xuất khẩu từ gỗ keo lai và bạch đàn đang có xu hướng tăng lên gấp 10 lần. Số liệu vào năm 2001 đã cho thấy, nước ta đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài khoảng 400 nghìn tấn dăm gỗ, tuy nhiên cho tới thời điểm năm 2011 thì sản lượng này đã tăng lên đạt khoảng 5 triệu tấn.

Trên thế giới, quốc gia độc quyền dăm gỗ xuất khẩu lớn nhất đó là Australia trong suốt 20 năm. Tuy nhiên, nay đất nước này đã phải nhường lại vị trí đó cho Việt Nam, với lô hàng chiếm 20% so với lượng giao dịch về nguyên liệu chuyên sản xuất bột giấy vào năm 2011.

Theo như các chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dự đoán, quá trình mở rộng công suất bột giấy, bột dăm gỗ tại thị trường Trung Quốc chính là lý do khiến cho số lượng những đồn điền chuyên về gỗ cứng hoặc chế biến dăm bào tại Việt Nam có xu hướng tăng lên. Thông qua các khu vực dọc cảng miền Trung, cảng Hải Phòng số lượng dăm gỗ xuất khẩu cũng đang dần tăng cao.

Quá trình sử dụng dăm gỗ xuất khẩu như thế nào?

Để tạo ra nguồn dăm gỗ xuất khẩu đạt hiệu quả, hiện nay rất nhiều các đơn vị, cơ sở sản xuất đều đầu tư các loại máy móc hiện đại, cho năng suất cao. Trong số các loại máy trên thị trường hiện nay, giá máy băm gỗ tại công ty CPĐT Tuấn Tú vẫn luôn được đánh giá là phải chăng, hợp lý nhất.

Nguyên liệu sau khi được nghiền sẽ di chuyển tới cảng ở các khu vực như Dung Quất, Kỳ Hà, Chân Mai… những tàu hàng rời sẽ thường xuyên cập cảng đẻ vân chuyển dăm gỗ xuất khẩu tới các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cùng với việc sở hữu cho mình nguồn cung còn hạn chế, vì thế mà Trung Quốc lại tiếp tục thu mua nguyên liệu từ nhiều quốc gia láng giếng.

Khó khăn về thị trường dăm gỗ xuất khẩu

Khi dăm gỗ xuất khẩu ngày càng trở nên ồ ạt, cũng khiến cho mức giá của nguyên liệu này ở thị trường trong nước có xu hướng tăng cao đột biến. Phía chính phủ cũng đang có những chính sách hợp lý với cụm khai thác, chế biến nguyên liệu để từ đó có phương án tận dụng nguyên liệu trong quá trình cưa xẻ phục vụ sản xuất.

Nhưng, theo giới trồng rứng hoặc nhiều công ty lâm nghiệp có quan điểm hoàn toàn trái ngược với ngành chế biến gỗ. Từ đó nhiều đơn vị dã có kiến nghị, văn bản về việc không hề tán thành quá trình hạn chế dăm gỗ xuất khẩu.

Có thể khẳng định mặc dù thị trường phát triển lĩnh vực này đang có xu hướng tăng cao, giúp người dân gặt hái được thành tựu. Tuy nhiên, cũng phải có phương án về lâu về dài để phát trển đồng bộ, hiệu quả.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here