Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên ẩm ướt do hàng ngày đều phải tiếp xúc với lượng nước lớn. Vì thế, đây là khu vực cần được thực hiện chống thấm triệt để nhằm bảo vệ kết cấu công trình bền vững với thời gian. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các hạng mục cần chống thấm trong nhà vệ sinh, Hãy tham khảo ngay để bảo vệ bền vững tổ ấm của mình nhé!
1. Các hạng mục cần thực hiện chống thấm trong nhà vệ sinh
Khi thực hiện chống thấm cho nhà vệ sinh của mình, bạn cần chống thấm đầy đủ cho các hạng mục sau để đạt được hiệu quả cao nhất:
1.1 Cống thoát nước sànCống nước thoát sàn là vị trí phải chịu nhiều tác động mạnh từ nguồn
nước nên vị trí này rất dễ bị thấm dột. Sau một thời gian sử dụng, miệng cống co ngót khiến nước rất dễ xâm nhột gây ẩm ướt, thấm dột. Nếu cống thoát sàn bị ngấm nước lâu này mà không được xử lý triệt để thì sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu bên trong và gây thấm cho cả khu vực tầng dưới.
1.2 Hệ thống đường ống nước
Trước khi thi công lắp đặt đường ống nước, bạn nên chọn đường ống có độ bền và chất lượng cao để tránh tình trạng rò rỉ, nứt vỡ đường ống. Đường ống bị nứt vỡ tạo điều kiện thuận lợi cho nước len lỏi qua đường ống và ngấm vào khu vực tường và sàn nhà. Từ đó, tường và sàn nhà sẽ bị thấm dột và kết cấu của công trình sẽ bị ảnh hưởng.
1.3 Mặt sàn nhà vệ sinh
Hiện nay, để mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình, các gia chủ thường lựa chọn việc ốp gạch cho sàn nhà vệ sinh. Tuy nhiên, khi ốp gạch nếu thợ thi công không thực hiện đạt đúng quy chuẩn, kỹ thuật, ốp gạch không kín hoặc độ dốc của sàn không đảm bảo thì nước sẽ rất dễ bị ứ đọng, gây ngấm vào kết cấu bê tông của sàn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tuổi thọ của cả công trình.
1.4 Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh
Tường và trần nhà vệ sinh là 2 vị trí quan trọng, cần được lưu ý chống thấm khi thi công xây dựng. Sau khi thi công nên kiểm tra lại phần tường và trần xem còn khe nứt không để có thể xử lý kịp thời. Hai khu vực này cần được chú trọng thực hiện chống thấm ngay từ khâu ban đầu để tránh về sau vừa tốn kém thêm chi phí, thời gian lại gây khó khăn khi xử lý chống thấm.
>> Gợi ý cho bạn:
- 4 Yếu tố cần tìm hiểu trước khi mua sơn nền nhà xưởng
- Lựa chọn xây nhà 250 triệu ở nông thôn
- The 15 Best Handicap Toilets in 2022
2. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đạt chuẩn, đúng kỹ thuật
2.1 Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính
- Bước 1: Xử lý sạch sẽ bề mặt thi công: thực hiện vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn và trám trét các vết nứt, tạo độ phẳng cho bề mặt.
- Bước 2: Sử dụng sơn bitum dạng lỏng để quét lên bề mặt nhằm tạo sự kết dính.
- Bước 3: Thực hiện dán màng chống thấm bitum cho bề mặt thi công.
- Bước 4: Sau khi thực hiện quá trình trên, hãy kiểm tra lại hiệu quả chống thấm bằng việc thử lại với nước rồi nghiệm thu công trình.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công: vệ sinh sạch sẽ hoàn toàn và làm phẳng bề mặt trước khi thi công chống thấm. .
- Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng bề mặt sàn.
- Bước 3: Để tạo độ kết dính thì sử dụng lớp lót Primer gốc bitum quét lên bề mặt sàn.
- Bước 4: Tiến hành đốt tấm trải nhựa bitum sao cho chảy lỏng và dính vào bề mặt sàn bằng máy khò nóng.
- Bước 5: Nhằm bảo vệ màng chống thấm thì quét thêm 1 lớp xi măng cát lên trên bề mặt thi công.
- Bước 6: Thử lại với nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm và nghiệm thu công trình.
2.2 Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công như Sika Latex, keo Sikaflex, Sikaproof membrane, vữa rót không co ngót,…
- Bước 2: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt trước khi thi công.
- Bước 3: Trộn hỗn hợp hồ dầu sika latex, xi măng và nước sạch theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì nhằm tạo liên kết. Sau đó, sử dụng hỗn hợp SikaGrout 214 -11 và nước sạch để đổ vữa.
- Bước 4: Sử dụng hỗn hợp nước + xi măng + sika latex theo tỷ lệ chuẩn để thi công lớp lót. ..
- Bước 5: Sử dụng sika membrane để quét 3 lớp lên bề mặt sàn.
- Bước 6: Thử lại với nước và nghiệm thu.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các hạng mục cơ bản cần chống thấm trong nhà vệ sinh. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có những phương pháp chống thấm để bảo vệ bền vững ngôi nhà của mình. Chúc bạn thành công!
>>Xem thêm: Sơn chống thấm JYMEC – Sự lưa chọn tin dùng cho mọi nhà