2 bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana được xem là 2 trong bộ 3 bảng chữ cái chính thống và quan trọng của tiếng Nhật. Tuy nhiên, 2 loại bảng này có nhiều điểm tương đối giống nhau. Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết để phân biệt 2 bảng chữ này nhé!
Khái quát chung về 2 bảng chữ cái tiếng Nhật
Đối với tiếng Nhật, chữ Katakana và Hiragana được xem là 2 loại bảng chữ bạn sẽ được làm quen trước, sau đó mới đến chữ Kanji. Về cơ bản tiếng Nhật khá phức tạp và khó nhớ khi có đến 3 loại bảng chữ chính thống. Tuy vậy, 2 bảng chữ Katakana và Hiragana được sử dụng nhiều hơn. Cụ thể:
>>> Với bảng chữ Hiragana
Chữ Hiragana là bảng chữ được coi là dễ học nhất trong 3 loại bảng. Thông thường, khi các bạn bắt đầu học tiếng Nhật, bạn sẽ được làm quen với bảng chữ Hiragana trước rồi sau đó nâng dần độ khó lên. Tiếp đến là bảng chữ Katakana và cuối cùng là chữ Kanji.
Hiện nay, chữ Hiragana được sử dụng phổ biến và gần như là bảng chữ Nhật chính. Bởi lẽ, bảng chữ Hiragana được dùng để làm rõ nghĩa của các câu, từ trong bài, đoạn văn hay ngôn ngữ giao tiếp.
Nhắc đến Hiragana, đây là loại bảng bao gồm 46 chữ cái, các âm tiết được tạo thành từ một hoặc 2 phụ âm kết hợp với 1 nguyên âm. Ngày nạy,Hiragana được sử dụng kèm với các ký tự của bảng chữ Kanji nhằm tạo thành một từ.
Nếu bạn là người yêu sách báo và hay tìm tòi thông tin về Nhật, bạn sẽ thấy các báo đài, sách tiếng Nhật sử dụng hầu hết bằng chữ Hiragana.
>>> Bảng chữ Katakana
Bảng chữ Katakana được coi là bảng chữ có mức độ khó hơn so với bảng chữ Hiragana. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của bảng chữ Katakana rất rộng. Nếu sau này bạn làm quen với bảng chữ Katakana, bạn sẽ thấy mỗi bảng chữ của Katakana gần như đều có phiên bản Hiragana hay Kanji ở trong đó.
Hiện nay, Katakana là loại chữ được sử dụng nhiều trong văn viết của Nhật. Mặc dù, cách phát âm tương đối giống với Hiragana nhưng về ký tự chữ viết không giống nhau và phức tạp hơn so với chữ mềm.
Vì vậy, để có thể học tốt về chữ Katakana, bạn nên đầu tư và học thật chắc loại chữ Hiragana trước để khi học sang chữ cứng sẽ nhàn hơn.
Điểm giống và khác nhau giữa 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ khi học tiếng Nhật đều bị nhầm lẫn giữa 2 bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana và Katakana. Hãy cùng điểm qua 2 ý sau để phân biệt 2 loại bảng chữ sau nhé. Đó là:
>>> Sự giống nhau
Về cơ bản, bảng chữ Hiragana và Katakana có những điểm chung sau:
-
Đều nằm trong bộ 3 bảng chữ cái chính thống của tiếng Nhật
-
Là một loại chữ cái phiên âm được sử dụng tạo thành từ hoàn chỉnh
-
Không biểu thị nghĩa của từ và thay vào đó đều tập trung vào cách phát âm của từ
-
Cách đọc bảng chữ Hiragana và chữ Katakana tương đối giống nhau, giúp bạn giảm bớt ghi nhớ cách đọc hơn
>>> Điểm khác biệt giữa 2 loại bảng
Bên cạnh sự giống nhau ở trên, 2 loại bảng cũng có sự khác biệt rõ rệt bạn cần chú ý. Cụ thể như:
+ Đối với bảng chữ Hiragana:
-
Bao gồm 46 chữ cái
-
Đây là loại chữ mềm, có dạng cong và tròn hơn
-
Được sử dụng chủ yếu để đánh vần các từ gốc tiếng Nhật
+ Đối với bảng chữ Katakana:
-
Bao gồm 45 chữ cái
-
Chủ yếu sử dụng cho các từ mượn nước ngoài là chính
-
Bảng chữ Katakana thuộc loại chữ cứng
-
Có độ dài và độ cong hơn, đồng thời cũng sắc nét và góc cạnh hơn so với chữ Hiragana
-
Thường đi kèm với các dấu gạch nối do nhiều tiếng nước ngoài không được dịch sang tiếng Nhật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về 2 bảng chữ cái tiếng Nhật mà bạn cần nắm chắc khi học tiếng. Hy vọng với chia sẻ của Du học Nhật Bản Thanh Giang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm ra được lối học tốt nhất khi hiểu rõ được đặc điểm của từng bảng. Nếu bạn cần hỗ trợ từ phía chúng tôi, hãy inbox cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!
TƯ VẤN CHI TIẾT: LIÊN HỆ NGAY VỚI CÁC TƯ VẤN VIÊN CỦA THANH GIANG
Hotline: 091 858 2233
>>> Website: http://duhoc.thanhgiang.com.vn/
>>> Fanpage:
https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
>>> Page Zalo: https://zalo.me/1869280408691818520
>>> Tiktok:
@duhocnhatbanthanhgiang
@duhocnhatbanthanhgiang
@xkldnhatbanthanhgiang
>>> Email: duhoc@thanhgiang.com.vn
>>> Có thể bạn quan tâm: