Những cơn đau nhức khó chịu vì căn bệnh sâu răng mang lại khiến không ít người phải bó tay tìm đến bác sĩ hoặc vì va đập mạnh đối với các phần răng cửa, răng cửa bên hoặc răng nan. Dù lý do là gì thì cũng đem đến không ít đau đớn cho người bệnh và đòi hỏi phải tìm ra cách giải quyết hợp lý, đó chính là trám răng lấy tủy. Đây là cách được rất nhiều các bác sĩ nha khoa khuyên dùng và cũng được sử dụng phổ biến, là lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân. Vậy trám răng lấy tủy là gì? Trám răng lấy tủy có đau, có ảnh hưởng không? Hãy tìm lời giải đáp bằng cách theo dõi bài viết ngay sau đây của Nha khoa Oze nhé!
Những điều rất quan trọng về trám răng lấy tủy ai cũng nên biết
I. Trám răng lấy tủy là gì?
Trong trường hợp răng bạn bị sâu nặng, viêm tủy hoặc nặng hơn là chết tủy thì bạn sẽ được khuyên dùng phương pháp trám răng lấy tủy. Kỹ thuật này được tiến hành bằng việc bác sĩ sẽ nạo bỏ tủy, phần mô nhỏ dạng sợi, nằm ở chính giữa và sâu trong chân răng của chiếc răng bị đau. Sau đó tiến hành bịt kín ống tủy bằng chất trám, khắc phục tình trạng đau nhức, sưng ống tủy gây đau nhức lúc ban đầu.
Bác sĩ sẽ nạo bỏ tủy răng, phần mô nhỏ dạng sợi
Phương pháp trám răng lấy tủy vừa giúp người bệnh giữ được răng thật của mình, vừa bít lỗ sâu rỗng, bảo vệ răng khỏi các tác động từ bên ngoài, giúp răng sự bền cứng.
II. Tại sao lại sử dụng cách trám răng lấy tủy?
Việc trám răng lấy tủy được ứng dụng nhiều như vậy trong nha khoa cũng không phải là không có lý do:
– Giúp điều trị răng sâu, ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng, khôi phục và bảo vệ răng khỏi sự tấn công từ các vi khuẩn bên ngoài.
– Khắc phục các vấn đề răng mẻ, vỡ lớn do tai nạn không mong muốn, lộ tủy, viêm tủy, nhiễm trùng tủy.
– Khắc phục được tình trạng đau nhức răng dẫn đến nghiêm trọng hơn là tổn thương xương hàm, áp xe vùng hàm,… giúp xương không bị phá hủy.
– Vấn đề sâu răng sẽ trở nên cực nghiêm trọng với hệ quả khôn lường khi không được chữa trị kịp thời như gây apxe răng, tiêu xương, hỏng răng vĩnh viễn,…
Khắc phục các vấn đề răng miệng liên quan đến tủy, lộ tủy, viêm tủy
III. Trám răng lấy tủy có đau không?
Trong các bước trám răng lấy tủy, bước điều trị tủy là thường gây ra nhiều đau đớn nhất, vì đây là nơi tập trung khu thần kinh trung tâm của răng. Khi điều trị, tác động vào, tủy sẽ gây đau, tuy nhiên sau khi đã được sử dụng thuốc tê thì người bệnh sẽ chỉ có cảm giác ê nhẹ, giảm cơn đau hơn rất nhiều. Phương pháp chữa răng này thì chỉ đau một lúc và chắc chắn là nhẹ nhàng hơn những cơn đau nhức do sâu răng viêm tủy, nhiễm trùng tủy lâu dài rất nhiều đấy.
Việc đau nhức khi lấy tủy cũng phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề của bác sĩ và các công nghệ hiện đại được ứng dụng trong quá trình chữa trị. Đảm bảo Nha khoa Oze với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và công nghệ tân tiến nhất hiện nay sẽ giúp bạn có một trải nghiệm thoải mái, nhẹ nhàng và không có bất cứ di chứng nào về sau.
Đọc thêm: Đau răng số 8 và những hệ quả nghiêm trọng không ngờ tới
Trứng gà ngâm giấm làm đẹp da có tốt không? có tác dụng gì?
3 Nguyên nhân lấy tủy răng xong bị đau và cách phòng ngừa
IV. Lấy tủy răng có ảnh hưởng và tác hại như thế nào?
Khi trám răng lấy tủy, chiếc răng có thể xem như là “đã chết”, vẫn có thể thực hiện đầy đủ chức năng ăn nhai như bình thường nhưng sẽ không còn cảm giác nhai ngon miệng như trước, độ cứng, độ bền cũng dần giảm đi. Bạn bắt buộc phải hàn trám lại chiếc răng hoặc bọc răng sứ chiếc răng đó để đảm bảo răng sẽ không bị tấn công 1 lần nữa và bọc răng sứ đảm bảo độ cứng, bền đẹp lâu dài cho răng nữa.
Phải hàn trám lại hoặc bọc sứ để răng khỏi bị tấn công 1 lần nữa
Đương nhiên không gì có thể sánh bằng 1 hàm răng thật, chắc khỏe rồi, tuy nhiên khi tai nạn hoặc những bệnh lý sâu răng không mong muốn xảy ra, bạn phải tìm cách xử lý triệt để nó bằng trám răng lấy tủy. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thêm kiến thức về y nha khoa.